Theo tin từ LSVNO, ngày 30/6/2019, Đoàn luật sư TP. Cần Thơ đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ IX (nhiệm kỳ 2018-2023).
Dự Đại hội, có TS. LS Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam (LĐLSVN); Luật sư Trần Mỹ Thoa, Trưởng Cơ quan đại diện LĐLSVN tại TP. HCM; Luật sư Phan Thông Anh, Phó trưởng Cơ quan đại diện LĐLSVN tại TP. HCM; đại diện UBND, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Công an, Hội luật gia TP. Cần Thơ; Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư các tỉnh: Ninh Thuận, Kiên Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, cùng 186 luật sư thành viên của Đoàn luật sư TP. Cần Thơ.
Trước đó, ngày 29/6/2019 các thành viên Đoàn luật sư TP. Cần Thơ đã thông qua Quy chế bầu cử, tiến hành bỏ phiếu bầu cử Ban Chủ nhiệm và Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật. Sau khi có kết quả bầu cử, Ban Chủ nhiệm đã họp phiên đầu tiên để giới thiệu các ứng cử viên bầu Chủ nhiệm.
Theo kết quả bầu cử tại Đại hội đã chọn ra 4 luật sư vào Ban Chủ nhiệm; Luật sư Trần Minh Trị tái đắc cử Chủ nhiệm và Luật sư Lê Tuấn Khanh tái đắc cử Phó Chủ nhiệm với số phiếu cao nhất.
Đại hội cũng đã bầu ra Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật gồm 6 luật sư, do Luật sư Nguyễn Bác Ái làm Chủ tịch Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật; bầu 6 luật sư là đại biểu và 2 luật sư dự khuyết tham dự Đại hội Luật sư toàn quốc lần thứ 3.
Theo báo cáo, trong nhiệm kỳ VIII (2013-2018), Đoàn luật sư TP. Cần Thơ đã thực hiện tốt Nghị quyết 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Từ năm 2014 đến nay, Đoàn luật sư TP. Cần Thơ đã liên kết với Học viện Tư pháp (Bộ Tư pháp) tổ chức 03 khóa đào tạo nghề luật sư tại TP. Cần Thơ.
Đồng thời, việc tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 249/QĐ-UBND (ngày 26/10/2010) của UBND TP. Cần Thơ về “Phê duyệt đề án phát triển đội ngũ luật sư hội nhập kinh tế quốc tế”, có đưa ra chỉ tiêu bảo đảm tỉ lệ luật sư trên dân số khoảng 1 luật sư /5.000 dân, có từ 10-15 luật sư được đào tạo chuyên sâu về thương mại và đầu tư.
Cũng trong nhiệm kỳ qua, các luật sư Đoàn luật sư TP. Cần Thơ cũng được phân công tham gia bào chữa tổng cộng 524 vụ án hình sự theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Đây được xem là là hoạt động vừa thực hiện nghĩa vụ của luật sư, vừa tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương và góp phần thực hiện chủ trương cải cách pháp…
Ngoài ra, một số luật sư còn tham gia công tác với Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước, thực hiện trợ giúp miễn phí hầu hết các lĩnh vực pháp lý cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, tham gia tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân tại các vùng sâu, vùng xa, góp phần đáp ứng yêu cầu chính trị tại địa phương và đóng góp, hỗ trợ xây dựng đời sống văn minh pháp lý trong cộng đồng.
Comments