Tham dự buổi làm việc có đại diện của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Về phía Liên đoàn Luật sư Việt Nam gồm có: LS. TS Đỗ Ngọc Thịnh – Bí thư Chi bộ Đảng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; LS. Nguyễn Văn Chiến - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; LS. Nguyễn Thị Kim Lan – Phó Chánh Văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam và một số luật sư.
Đây là chương trình phối hợp giám sát giữa Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn Luật sư Việt Nam (theo văn bản số: 01-CTPH/MTTQ-TTCP-BTP-HLG-LĐLS ngày 11/11/2014, Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn Luật sư Việt Nam về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở).
Chương trình phối hợp giám sát này được thực hiện nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân nâng cao nhận thức pháp luật về: tiếp công dân; khiếu nại và giải quyết khiếu nại; tố cáo và giải quyết tố cáo; hòa giải ở cơ sở; trợ giúp pháp lý v.v…, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, hạn chế khiếu kiện sai, góp phần bảo đảm việc khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật. Qua đó từng bước giảm dần tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở; khắc phục tình trạng khiếu nại tố cáo vượt cấp, phức tạp, đông người v.v…
Theo quy định tại Thông tri số 04/TTr-MTTW-BTT ngày 29/6/2015 hướng dẫn quy trình giám sát khi giám sát bằng Đoàn giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì: Mục đích của việc giám sát này là đánh giá được sự tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức được giám sát khi thực thi trách nhiệm; ghi nhận được kết quả và đóng góp, chỉ ra những yếu kém của cơ quan, tổ chức được giám sát. Từ kết quả của hoạt động giám sát sẽ đưa ra những kiến nghị về chính sách, pháp luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.
Thời gian tới, một trong những nội dung giám sát là sẽ tổ chức lựa chọn một số vụ việc khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân; những vụ việc khiếu nại, tố cáo đã có kết quả giải quyết của các cơ quan chức năng, có thẩm quyền nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới mà công dân vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo.
Theo kế hoạch đã trao đổi tại cuộc họp này, trong tháng 8 tới, Đoàn giám sát sẽ tiến hành giám sát tại 03 tỉnh: Tây Ninh, Phú Yên và Tuyên Quang, trong đó có kế hoạch giám sát giải quyết vụ án oan sai về tội “Giết người” tại tỉnh Tuyên Quang.
Kết luận tại buổi làm việc, LS. TS. Đỗ Ngọc Thịnh đã nêu rằng, công tác giám sát cần thực hiện nghiêm túc, dân chủ, khách quan, đúng pháp luật nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ngày càng tốt hơn, không làm ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan, tổ chức được giám sát./.
Comments