ĐẾN VỚI ĐỒNG NGHIỆP ĐẤT NƯỚC MẶT TRỜI MỌC
Kỳ II: Lắng nghe chuyện nghề…
Sau khi nghe đại diện JICA tại Tokyo hướng dẫn thêm chi tiết những thông tin, quy tắc của khóa đào tạo đến trưa ngày 18/01/2016, các thành viên Đoàn công tác vội vã dùng bữa để đầu giờ chiều kịp lên xe đến làm việc với Liên hội Luật sư Nhật Bản (JFBA).
Tuyết đã ngưng rơi nhưng tiết trời vẫn lạnh buốt vì những cơn gió chợt đến. Nước lênh láng vì tuyết tan nhanh nhưng bác tài vẫn lái “ngon lành” bởi con đường đang đi tuy được làm từ những năm 1950 phục vụ thế vận hội Olympic tổ chức tại Nhật Bản năm 1964 nhưng vẫn còn rất tốt. Đi qua Tòa đô chính Tokyo một chút là đến trụ sở của JFBA. Tòa nhà to lớn, có sự pha trộn giữa nét cổ kính và hiện đại, nằm ngay tại khu trung tâm hành chính Kasumigaseki, sát Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát tối cao, Tòa án cấp cao Tokyo.
Mở đầu phần chào đón của Ban Chấp hành JFBA, Liên Hội trưởng - Luật sư Murakoshi Susumu nhiệt liệt chúc mừng Đoàn công tác đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp. Liên Hội trưởng cho biết ngày này thật đáng nhớ vì đã lâu lắm rồi, tuyết lại rơi trắng xóa trời Tokyo như vậy. “Liên hội Luật sư Nhật Bản có gần 37.000 hội viên. Hiện nay, hội viên tăng đột biến nên phát sinh nhiều vấn đề về hướng dẫn, giám sát, quản lý hội viên. Liên hội Luật sư Nhật Bản mong chia sẻ kinh nghiệm và giúp ích cho Đoàn công tác” - Liên hội trưởng chân tình nói.
Tiếp đó, Liên Hội trưởng tặng Liên đoàn Luật sư Việt Nam món quà kỷ niệm là một khối pha lê nhỏ hình hoa hướng dương và cán cân công lý. Đáp lại, Trưởng Đoàn công tác - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam - Tiến sĩ, Luật sư Phan Trung Hoài bày tỏ tình cảm chân thành và cảm ơn JFBA đã phối hợp với JICA giúp Đoàn công tác có điều kiện nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm phát triển nghề luật sư ở Nhật Bản. Trưởng đoàn đã tặng Liên hội Luật sư Nhật Bản bức tranh chạm khắc trống đồng Đông Sơn của làng nghề truyền thống Đại Bái có in hình bản đồ Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa.
Giới thiệu khái quát về tổ chức và hoạt động JFBA, Phó chủ nhiệm Ủy ban quan hệ Quốc tế kiêm Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Nhật Bản - Luật sư Toyama cho biết, tương tự như Việt Nam, ở phạm vi quốc gia, Nhật Bản có JFBA, còn ở địa phương có 52 Hội Luật sư địa phương, được thành lập theo quy định của Luật Luật sư. JFBA được thành lập từ năm 1949, có mục đích là thực hiện các công việc liên quan đến hướng dẫn, liên lạc và giám sát luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong mối tương quan với sứ mệnh và nhiệm vụ của các đối tượng này, hướng đến nâng cao chất lượng công việc của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.
Để đạt được mục đích đó, JFBA thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như xét duyệt đăng ký, xử lý kỷ luật luật sư… và các hoạt động như ban hành Điều lệ của JFBA. Hiện nay, thành viên của JFBA có gần 37.000 luật sư, trong đó nữ chiếm 6.614 nữ (18, 2%), với 872 tổ chức hành nghề luật sư, có 380 hội viên đặc biệt là luật sư nước ngoài và một số hội viên khác. Ở Nhật Bản, không có thủ tục cấp thẻ luật sư, chứng chỉ hành nghề cho luật sư, mà JFBA cấp huy hiệu luật sư cho người đăng ký gia nhập Liên hội là đủ điều kiện để hành nghề. JFBA và các Hội Luật sư địa phương có quan hệ độc lập, không phải quan hệ hành chính trên dưới. Tuy nhiên, trong việc giám sát các Hội Luật sư địa phương, có các điểm quan trọng sau: Đối với Điều lệ của Hội Luật sư địa phương, khi xây dựng, phải có sự phê chuẩn của JFBA. Trường hợp nghị quyết của Hội Luật sư địa phương vi phạm hay trái quy định của JFBA sẽ bị hủy, nhưng trên thực tế chưa có Nghị quyết nào bị hủy cả.
Giới thiệu khái quát về tổ chức và hoạt động JFBA, Phó chủ nhiệm Ủy ban quan hệ Quốc tế kiêm Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Nhật Bản - Luật sư Toyama cho biết, tương tự như Việt Nam, ở phạm vi quốc gia, Nhật Bản có JFBA, còn ở địa phương có 52 Hội Luật sư địa phương, được thành lập theo quy định của Luật Luật sư. JFBA được thành lập từ năm 1949, có mục đích là thực hiện các công việc liên quan đến hướng dẫn, liên lạc và giám sát luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong mối tương quan với sứ mệnh và nhiệm vụ của các đối tượng này, hướng đến nâng cao chất lượng công việc của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.
Để đạt được mục đích đó, JFBA thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như xét duyệt đăng ký, xử lý kỷ luật luật sư… và các hoạt động như ban hành Điều lệ của JFBA. Hiện nay, thành viên của JFBA có gần 37.000 luật sư, trong đó nữ chiếm 6.614 nữ (18, 2%), với 872 tổ chức hành nghề luật sư, có 380 hội viên đặc biệt là luật sư nước ngoài và một số hội viên khác. Ở Nhật Bản, không có thủ tục cấp thẻ luật sư, chứng chỉ hành nghề cho luật sư, mà JFBA cấp huy hiệu luật sư cho người đăng ký gia nhập Liên hội là đủ điều kiện để hành nghề. JFBA và các Hội Luật sư địa phương có quan hệ độc lập, không phải quan hệ hành chính trên dưới. Tuy nhiên, trong việc giám sát các Hội Luật sư địa phương, có các điểm quan trọng sau: Đối với Điều lệ của Hội Luật sư địa phương, khi xây dựng, phải có sự phê chuẩn của JFBA. Trường hợp nghị quyết của Hội Luật sư địa phương vi phạm hay trái quy định của JFBA sẽ bị hủy, nhưng trên thực tế chưa có Nghị quyết nào bị hủy cả.
Về cơ cấu tổ chức của Liên Hội Luật sư Nhật Bản, ông Toyama cho biết quan trọng nhất là: Đại hội toàn thể là cơ quan quyết định cao nhất, thẩm định các vấn đề quan trọng như ngân sách, sửa đổi Điều lệ Liên hội... Đại hội toàn thể do toàn thể hội viên tham dự và tổ chức 2-3 lần/năm và có rất nhiều luật sư ủy quyền cho người khác tham dự. Ban điều hành: gồm Hội trưởng các Hội luật sư địa phương và vài người khác, họp một tháng/lần, trong hai ngày liên tục với nhiều đề tài được như thẩm định nội dung khi ban hành Quy tắc của JFBA. Nhân sự lãnh đạo gồm có: Liên hội trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong JFBA, được các hội viên bầu trực tiếp, nhiệm kỳ hai năm. Hiện nay, JFBA đang có hai ứng cử viên ứng cử Liên hội trưởng và đến ngày 05/02/2016 sẽ bầu cử. Bên cạnh đó là 13 người cấp phó, hỗ trợ cho Liên hội trưởng, được Ban đại biểu chọn, có nhiệm kỳ một năm. Ở Nhật Bản không có nữ Phó hội trưởng nên sắp tới, JFBA sẽ sửa điều lệ theo hướng bắt buộc phải có nữ là Phó hội trưởng vì số lượng luật sư nữ càng tăng. Ngoài ra, còn có Ban điều hành gồm 71 người, có nhiệm kỳ một năm; 05 giám sát viên (thực hiện kiểm toán) và nhiều ủy ban phụ trách những lĩnh vực cụ thể như bảo vệ nhân quyền, bảo vệ người lớn tuổi, người tiêu dùng… Về cơ cấu hành chính thì có Văn phòng Liên hội là cơ quan hỗ trợ các công việc của JFBA, đặt dưới sự lãnh đạo của một Chánh Văn phòng do Liên hội trưởng chỉ định. Các Phó chánh Văn phòng sẽ hỗ trợ công tác cho Chánh văn phòng, hầu hết là luật sư, làm việc thường trực, hưởng lương từ Liên hội và không hành nghề cho riêng mình. Ngoài ra, có khoảng 200 nhân viên giúp việc, trong đó đến khoảng 80% người là luật sư nhưng làm việc hợp đồng với Liên hội. Văn phòng của Liên hội có phòng quảng bá thông tin. Ngoài ra, Liên hội có một cơ quan in ấn, quảng bá các nội dung về chính nghĩa (công lý) và có trang web bằng tiếng Anh. Ông Toyama cũng cho biết JFBA không có Ủy ban bảo vệ quyền lợi Luật sư như ở Việt Nam, nhưng để có những biện pháp hỗ trợ luật sư như trường hợp Luật sư bị thân chủ hay Luật sư đối phương tấn công… thì có Ủy ban đối phó những hành động cản trở nghiệp vụ Luật sư giải quyết, riêng quá trình tham gia các vụ án hình sự mà Luật sư bị cản trở từ Cảnh sát thì có Ủy ban nghiệp vụ về hình sự đảm nhiệm việc bảo vệ quyền lợi cho luật sư khi hành nghề. Một điều rất quan trọng mà ông Toyama nêu là để tự chủ và độc lập thì Liên hội không nhận bất cứ nguồn tài chính từ nhà nước mà hoạt động bằng hội phí do hội viên đóng góp mỗi tháng khoảng 14.000 yên, ngoài ra, còn có các khoản hội phí đặc biệt khoảng 18.000 yên/ tháng (nguyệt liễm). Ở địa phương cũng có khoản này do Luật sư đóng 30.000 yên/tháng. Do đó, tổng cộng phí mà hội viên phải đóng khoảng 40.000 yên/tháng cho cả hai cấp như nêu trên (tương đương trên 8 triệu đồng Việt Nam). Luật sư Nguyễn Minh Tâm - Phó Trưởng đoàn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam kiêm Tổng Biên tập tạp chí Luật sư hỏi: “Hội phí cao như vậy, liệu có hiện tượng chậm nộp không ? Nếu có, Liên hội xử lý thế nào? Ông Toyama cho biết đến nay, ở Nhật Bản chưa ai nộp chậm vì nếu như thế sẽ bị buộc rời khỏi Liên hội, Hội địa phương và sẽ không hành nghề luật sư được. Tuy nhiên, sau này có một số luật sư trẻ sau hai năm được miễn nộp hội phí thì có lên tiếng phàn nàn là thu nhập ít nên không đủ. “Ngoài khoản hội phí thì còn khoản thu khác không, ví dụ như trường đào tạo thì có thu phí không?” Luật sư Nguyễn Minh Tâm hỏi tiếp. Trả lời câu hỏi trên, ông Toyama cho biết ngoài hội phí, Liên hội Luật sư Nhật Bản còn những khoản thu khác. Về việc đào tạo bồi dưỡng thì hầu như không thu phí. Ông Toyama cũng cho biết thành viên đóng toàn bộ phí cho Hội luật sư địa phương rồi trích ra, chuyển về Liên hội. Đối với những Hội luật sư nhỏ, Liên hội sẽ hỗ trợ về tài chính. Trưởng đoàn Công tác - Luật Phan Trung Hoài đã bày tỏ sự hân hạnh chào đón Liên Hội trưởng JFBA và Chánh Văn phòng Liên hội - Luật sư Haruna Kazunori cùng các lãnh đạo khác của Liên hội. Luật sư Phan Trung Hoài cho biết nhiều thành viên của Đoàn công tác lần đầu tiên đến Tokyo và chứng kiến đêm tuyết rơi đặc biệt, dù giá lạnh nhưng tình cảm thật ấm áp trước sự tiếp đón nồng nhiệt, chu đáo của JFBA và JICA. Những năm vừa qua, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của JFBA và JICA trong quá trình tư vấn hình thành các kết cấu tổ chức của Liên đoàn và nhiều dự án cải cách tư pháp ở Việt Nam. Chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm với JFBA, Luật sư Phan Trung Hoài giới thiệu Liên đoàn Luật sư Việt Nam thành lập năm 2009, mới bước qua nhiệm kỳ II, so với bề dày lịch sử JFBA thì còn rất non trẻ, nhưng đang hướng đến việc xây dựng ngôi nhà chung của giới Luật sư Việt Nam. Hiện nay, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có 10.308 Luật sư thành viên đến từ 63 Đoàn luật sư địa phương, phân bố không đều, chủ yếu là ở Hà Nội (2.465 Luật sư) và Thành phố Hồ Chí Minh (4.150 Luật sư). Có những Đoàn Luật sư chỉ có 6 thành viên (Bắc Kạn) hay 3 thành viên (Lai Châu). Liên đoàn Luật sư Việt Nam đóng vai trò và đang tham gia một cách tích vào tiến trình cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước Việt Nam, bước đầu đạt được những kết quả nhất định trong các phạm vi cung cấp các dịch vụ pháp lý cho các chủ thể xã hội, trong đào tạo luật sư hội nhập quốc tế và góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế, bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Từ tháng 5/2015, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Luật sư quốc tế (IBA) và Law Asia. Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ với luật sư nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản. Sắp tới, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đứng trước nhiều thử thách và cơ hội lớn khi nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, có được môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển nghề luật sư ở Việt Nam, nhất là sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp mới năm 2013 và các Bộ luật quan trọng vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, hoạt động luật sư Việt Nam cũng đang đứng trước những thử thách lớn là làm thế nào tạo được sự tin cậy của người dân, cơ quan, tổ chức, có được sự tôn trọng và bảo vệ quyền hành nghề của Luật sư từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Thành viên trong Đoàn công tác hy vọng thông qua chuyến đi này sẽ tiếp thu nhiều thông tin và kinh nghiệm quý báu từ Luật sư Nhật Bản để có thể vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
Chiều tối cùng ngày, JFBA đã mời Đoàn công tác dự bữa cơm thân mật. Các luật sư Nhật - Việt đã cùng tâm tình về chuyện cùng là luật sư Châu Á với nhau, chúng ta làm gì để cho một Châu Á phát triển ? Mỗi quốc gia tự lực cánh sinh chưa đủ mà còn phải giúp đỡ nhau cùng phát triển. Trong đêm giá rét, các luật sư Việt - Nhật chia tay nhau trong tiếng cười hạnh phúc, trên bầu trời Tokyo, vầng trăng như sáng rõ hơn, chan hòa niềm vui của tình đồng nghiệp trên con đường phát triển nghề luật sư của mỗi quốc gia…
Comments